Các nội dung chính
Đăng ký web thương mại điện tử là một trong những thủ tục quan trọng đối với các doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định. Vậy để đăng ký web thương mại điện tử thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Ecomweb tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tại sao cần phải đăng ký web thương mại điện tử?
Thị trường thương mại điện tử đang trở thành một làn sóng phát triển mạnh mẽ. Đi kèm với lợi ích kinh tế to lớn thì nó cũng tiềm tàng những rủi ro bởi những tổ chức, cá nhân lợi dụng sự tiện nghi vượt trội của internet và công nghệ thông tin để giả mạo, trục lợi, lừa đảo, gây rối loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – xã hội.
Bởi vậy, nhà nước đã quy định chặt chẽ về thủ tục đăng ký web thương mại điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (http://online.gov.vn/).
2. Điều kiện đăng ký web thương mại điện tử thành công

Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể đăng ký web thương mại điện tử mà cần tuân theo những điều kiện chặt chẽ sau đây.
2.1. Chủ thể website
Thương nhân, tổ chức đăng ký web thương mại điện tử phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đối với tổ chức khác được cấp quyết định thành lập và có mã số thuế.
2.2. Website có tên miền phù hợp
Tên miền của web thương mại điện tử cần phù hợp với mục đích thành lập được nhà nước quy định.
2.3. Các loại website thương mại điện tử phổ biến phải thực hiện thủ tục đăng ký
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Website khuyến mại trực tuyến;
- Website đấu giá trực tuyến.
3. Hồ sơ đăng ký web thương mại điện tử

– Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Bản ảnh logo của website TMĐT;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
– Đề án cung cấp dịch vụ Sàn giao dịch thương mại điện tử, nội dung của đề án gồm có:
- Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
- Phân định quyền và trách nhiệm giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ;
- Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ;
- Phương án kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bao gồm các nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
- Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
- Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử giữa chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
- Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định trong một số trường hợp đặc biệt.
4. Trình tự thủ tục đăng ký web thương mại điện tử

Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại website www.online.gov.vn.
- Bước 2: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website thương mại điện tử và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và gửi kèm hồ sơ đăng ký.
- Bước 3: Trong thời hạn 15-20 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy).
- Bước 4: Xác nhận đăng ký, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng đăng ký. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin đăng ký tương ứng của thương nhân, tổ chức tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Đăng ký web thương mại điện tử là một thủ tục khá phức tạp và cần có kinh nghiệm nếu không sẽ rất mất thời gian và công sức.
Bởi vậy, Ecomweb khuyên bạn tìm kiếm đơn vị thiết kế web đảm nhận cả khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký web thương mại điện tử sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.
Ecomweb là đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín luôn hỗ trợ khách hàng trong mọi khâu, cả khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký web thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Bởi vậy, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi.
Liên hệ Ecomweb ngay hôm nay để được tư vấn dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu với chi phí tối ưu nhất.