Các nội dung chính
Website bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng của kinh doanh online. Việc sở hữu một website bán hàng đa kênh sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn thuận lợi và phát triển hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ có một kênh bán hàng duy nhất. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể quản lý tốt website bán hàng đa kênh giúp đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng Ecomweb tìm hiểu các phương pháp để quản lý website bán hàng đa kênh đơn giản nhất nhé.
1. Thế nào là website bán hàng đa kênh?
Website bán hàng đa kênh là trang web kinh doanh trực tuyến của một cá nhân, cửa hàng, doanh nghiệp được liên kết với các kênh bán hàng khác như các sàn thương mại điện tử: shopee, lazada, tiki, sendo, v.v, hay các trang mạng xã hội: facebook, zalo, instagram, tiktok, v.v để có thể tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng của các kênh này, giúp nhiều người biết đến thương hiệu của người bán hơn, gia tăng đơn hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Lợi ích khi có website bán hàng đa kênh
- Tận dụng được nguồn khách hàng tiềm năng, có sẵn của các nền tảng bán hàng được liên kết với website như facebook, zalo, instagram,tiktok, shopee, lazada, tiki, sendo, v.v
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Chỉ cần quản lý tất cả các kênh bán hàng thông qua một kênh duy nhất là website
- Thu hút và tiếp cận được nhiều khách hàng mới
- Gia tăng đơn hàng và doanh thu
- Khách hàng có thể lựa chọn kênh bán hàng phù hợp hay yêu thích để mua hàng
- Không bị phụ thuộc vào bất kỳ nền tảng nào
- Tiết kiệm thời gian và chi phí

3. Các phương pháp quản lý website bán hàng đa kênh
3.1. Quản lý giao diện
Giao diện là bộ mặt của website bán hàng đa kênh, nó thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Do đó, đây là yếu tố quan trọng bạn cần chú ý trong quản lý website bán hàng đa kênh. Mặc dù giao diện của website đã được lên ý tưởng từ khâu thiết kế web nhưng qua thời gian, bạn cũng nên cập nhật, làm mới chúng. Việc thay đổi giao diện như vậy sẽ giúp website của bạn bắt kịp xu hướng hiện tại, đáp ứng đủ nhu cầu và thị hiếu của số đông khách hàng.

Việc cập nhật giao diện sẽ bao gồm thay đổi cả về hình ảnh hiển thị bên ngoài cùng những tính năng điều hướng người dùng. Ví dụ, theo thiết kế ban đầu, background của bạn đang để logo và hình ảnh của công ty trên banner với màu sắc theo logo, nhưng hiện tại đang là mùa worldcup, bạn có thể thay thế chúng bằng hình ảnh những cầu thủ hay sân thi đấu hoặc những thứ liên quan đến worldcup cho phù hợp với xu hướng.

Hay chẳng hạn, ban đầu khi thiết kế website bán hàng đa kênh, bạn muốn giới thiệu cho khách hàng tất cả sản phẩm bạn đang kinh doanh nên đã tải hết lên trang đầu của website. Tuy nhiên, hiện tại, khi khách hàng đã biết đến rồi, bạn nên cân nhắc việc điều chỉnh giao diện thành các trang nhỏ và tải sản phẩm vào trang danh mục hàng hóa, như vậy, khi truy cập vào website, khách hàng sẽ không bị rối và dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn.

Bạn cũng nên khảo sát, thu thu thập ý kiến khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra website để phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi có thể xảy ra như lỗi hình ảnh, lỗi tải link, lỗi không thêm được sản phẩm, v.v
3.2. Đường truyền hosting cần quản lý
Đường truyền là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo website bán hàng đa kênh của bạn vận hành hiệu quả. Trong quản lý website bán hàng đa kênh, bạn hãy liên tục kiểm tra và theo dõi máy chủ để nhận thấy và có những biện pháp khắc phục các sự cố có thể xảy ra với đường truyền hosting.

Hãy thử tưởng tượng, nếu website của bạn mất đến 5 phút để truy cập hay load hình ảnh, liệu khách hàng có đủ kiên nhẫn để chờ tải trang hay không? Lẽ dĩ nhiên, không ai mất thời gian để chờ một trang web load, khách hàng sẽ thoát trang và tải một trang web khác, nhanh hơn. Do vậy, phải đảm bảo đường truyền hosting của website luôn hoạt động tốt và ổn định.

3.3. Sao lưu dữ liệu trên máy chủ
Thêm một chú ý nữa khi quản lý website bán hàng đa kênh, đó là thường xuyên sao lưu dữ liệu trên máy chủ. Với nhiều kênh bán hàng nên số lượng thông tin, dữ liệu đều rất lớn, việc thường xuyên sao lưu sẽ giúp giảm thời gian sao lưu cho những lần sau hay quan trọng hơn là sẽ giúp bạn không bị mất thông tin trong trường hợp máy chủ gặp vấn đề.

Chẳng hạn, trong trường hợp website gặp sự cố và phải sửa chữa, lúc này, nếu bạn đã sao lưu dữ liệu thường xuyên thì chỉ mất vài phút để sao lưu lại dữ liệu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ sao lưu thì khi đó, bạn phải mất ít nhất 1 giờ để sao lưu dữ liệu. Hay máy chủ mà bạn thuê bị hacker tấn công làm mất hết dữ liệu, thông tin trang web của bạn. Lúc này bạn sẽ không cần lo lắng nếu đã sao lưu thường xuyên và lưu trữ ngoài trang web.

3.4. Quản lý và cập nhật nội dung
Nếu giao diện là bộ mặt thì nội dung chính là linh hồn của website bán hàng đa kênh. Nội dung là một trong những yếu tố được dùng để đánh giá và xếp hạng website. Google ngày càng chặt chẽ trong việc đánh giá các trang web, do vậy, bạn cần thường xuyên cập nhât, thay đổi và làm mới nội dung trên website của doanh nghiệp. Có như vậy, xếp hạng của website mới cao trong công cụ tìm kiếm và sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Tuy nhiên, không phải bạn muốn đăng tải nội dung gì cũng được, những nội dung đó phải phù hợp với chủ đề của website, phải hữu ích với khách hàng, như vậy mới giữ chân được khách hàng. Ngược lại nếu bạn cung cấp các thông tin không rõ ràng, không hữu ích và đúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng thì họ sẽ không truy cập hay không quay trở lại trang web của bạn.

Ngoài thông tin về sản phẩm thì nội dung mà bạn có thể cung cấp cho khách hàng là các bài liên viết quan đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn về lĩnh vực thiết kế website, bạn có thể chia sẻ cho khách hàng các tips để tạo website miễn phí, cách tối ưu SEO, cách tăng lượt tương tác, v.v. Đừng chỉ cung cấp mỗi thông tin khách hàng cần mà hãy làm mới nội dung website của bạn bằng các bài viết đa dạng và phong phú kiến thức hơn.

3.5. Tối ưu website bán hàng
Với nhiều kênh bán hàng kết hợp với nhau thì việc làm sao để khách hàng biết đến rộng rãi là rất quan trọng. Tối ưu website bán hàng sẽ giúp khách hàng dễ dàng biết đến bạn, bằng cách tối ưu SEO và quảng cáo. Quảng cáo sẽ giúp độ nhận diện thương hiệu của bạn tăng cao, tối ưu SEO sẽ giúp trang web của bạn được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm Google.

3.6. Bảo trì website định kỳ
Qua thời gian sử dụng, không thiết bị nào sẽ ổn định mãi mãi, website bán hàng cũng vậy. Sẽ có thể có những lỗi trong quá trình hoạt động, như không hiển thị ảnh ảnh sản phẩm, không tải trang, link tải sản phẩm bị lỗi, bị hạn chế truy cập vào website, v.v. Do vậy, việc của bạn đó là thường xuyên, định kỳ bảo trì website, kiểm tra và xử lý các lỗi để website hoạt động trơn tru, ổn định.

3.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của website bán hàng đa kênh
Sau một thời gian đưa vào hoạt động, bạn cần kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động mà website đạt được, là mang lại kết quả tốt hay hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh không tốt. Từ đó bạn sẽ đánh giá được yếu tố nào cần được đẩy mạnh và phát huy, yếu tố nào cần xử lý và khắc phục. Điều này sẽ giúp bạn quản lý website bán hàng đa kênh hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin mà Ecomweb đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng với các phương pháp này, sẽ giúp bạn quản lý website bán hàng đa kênh hiệu quả hơn. Nếu có câu hỏi và thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ECOMCX
Trụ sở chính: T3, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội
Văn phòng: Tầng 2, 5D1, TT4 Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0876 891 333